Đặt vé xe Limousine, xe khách du lịch Online

Hướng dẫn đặt vé xe Limousine, xe khách du lịch trực tuyến, giá rẻ.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Bình Liêu qua những bức ảnh chân thực

Bình Liêu là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh; phía bắc giáp với huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và khu Phòng Thành, thành phố Phòng Thành Cảng (Quảng Tây - Trung Quốc); phía Tây giáp với huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn); phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh).



Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Bình Liêu (10/2020)

Website: Noitaden.net

Hội chợ Du lịch thế giới - WTM London

(HPA) – World Travel Market (WTM) London là một trong những sự kiện thường niên lớn nhất về Du lịch diễn ra tại Vương quốc Anh. Mỗi năm, sự kiện thu hút hàng chục nghìn chuyên gia du lịch cũng như chính khách từ các nơi trên thế giới tham dự.

WTM-London-inside

Hội chợ Du lịch thế giới - WTM London lần đầu tiên được tổ chức năm 1980 tại trung tâm truyển lãm Olympia, London bởi công tước vùng Kent và Hoa hậu thế giới - Miss Kimberley Santos. Đã có 350 gian hàng được mở và 7.753 người tham dự.

Vào năm 1992, WTM London chuyển địa điểm sang trung tâm triển lãm Earls Court, London. Cùng năm, câu lạc bộ WTM Meridian đã được thành lập dành riêng cho các doanh nhân cấp cao về du lịch nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệp cũng như cơ hội đàm phán kinh doanh. Câu lạc bộ có gần 7.000 thành viên và đến năm 2013 đổi tên thành WTM Buyers.

Đến năm 2002, WTM London tiếp tục chuyển địa điểm sang trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế ExCel, London. Hội chợ được khai mạc với bài phát biểu của Nữ hoàng Jordan - Rania Al-Abdullah. Ngoài ra, thị trưởng London - Ken Livingstone, cũng chào đón những người tham dự hội chợ. Nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức trong khuôn khổ hội chợ.

Năm 2010, hội nghị “Speed Networking” lần đầu tiên được tổ chức dành riêng cho các doanh nghiệp lữ hành và chuyên gia du lịch, kết nối người mua và người bán ở ngày đầu tiên của hội chợ.

Vào năm 2016, đáp ứng phản hồi từ phía các tổ chức và cá nhân tham dự cũng như sự phát triển vượt bậc của chính mình, WTM London đã chuyển thành một sự kiện kéo dài trong 3 ngày.

Tháng 3 năm 2018, WTM Insights, một tạp chí phát hành theo quý được WTM cộng tác với TTG Media phát hành dưới dạng ấn phẩm giấy và điện tử. Tạp chí tổng hợp những thông tin du lịch cần thiết nhất cho các doanh nghiệp lữ hành trên toàn thế giới bao gồm thông tin về xu hướng du lịch, dữ liệu, các bài phân tích và phỏng vấn chuyên gia cùng với các điểm đến du lịch hấp dẫn.

Dự kiến năm 2018, WTM sẽ hướng đến du lịch thông minh, một loại hình du lịch đang ngày càng phổ biến và được quan tâm nhiều hơn bằng việc tổ chức sự kiện “Travel Forward”. Sự kiện sẽ được tổ chức tại trung tâm triển lãm và hội nghị thế giới ExCel, London từ 5/11 đến 7/11/2018 với mục đích truyền cảm hứng cho các ngành du lịch và khách sạn hướng tới thế hệ công nghệ mới.

Ngoài WTM London, WTM còn thành lập Arabian Travel Market (ATM) năm 1994, WTM Mỹ - La tinh năm 2012 và WTM Châu Phi năm 2014.

Với bề dày gần 40 năm phát triển, WTM London đã chứng minh là một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp lữ hành. Theo số liệu thống kê chính xác bởi “Audit Bureau of Circulations” (ABC UK), trong 3 ngày diễn ra hội chợ, WTM London 2017 có gần 5.000 gian hàng, thu hút 51.000 chuyên gia du lịch, phóng viên, sinh viên và khách du lịch.

WTM London 2018 dự kiến diễn ra vào tháng 11 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một sự kiện lớn cho ngành du lịch thế giới.

Dịch vụ du lịch là gì?

Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

  • Dịch vụ du lịch trong tiếng Anh được gọi là Travel services.
  • Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng.
Dịch vụ du lịch

Đặc điểm của dịch vụ du lịch

Về cơ bản, dịch vụ du lịch có một số đặc điểm sau:

Tính phi vật chất

Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch. Tính phi vật chất làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm trước khi mua. Chính vì vậy du khách rất khó đánh giá chất lượng của dịch vụ trước khi sử dụng. 

Do đó, nhà cung cấp dịch vụ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và thông tin cần phải nhấn mạnh đến lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là mô tả quá trình dịch vụ.

Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch

Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện sự khác biệt của dịch vụ du lịch đối với hàng hóa. Sản phẩm du lịch không thể sản xuất ở một nơi rồi mang đi tiêu thụ ở một nơi khác. Do tính đồng thời trên nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho được.

Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ

Đặc điểm này nói lên trong một chừng mực nào đó, khách du lịch là nội dung của quá trình sản xuất. Mức độ hài lòng của khách du lịch sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của nhân viên du lịch, khả năng thực hiện được ý nguyện của khách. 

Trong rất nhiều trường hợp, thái độ và sự giao tiếp với du khách còn quan trọng hơn là kiến thức và kĩ năng nghề.

Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch

Đặc điểm này là do cơ sở du lịch vừa là nơi cung ứng dịch vụ, vừa là nơi sản xuất nên dịch vụ du lịch không thể di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch.

Tính thời vụ của dịch vụ du lịch

Du lịch có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ do đó ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch. Cung - cầu về dịch vụ du lịch không có sự đồng đều trong năm mà tập trung vào một số thời điểm nhất định.

Tính trọn gói của dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch thường trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.

  • Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được đối với du khách như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí...
  • Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong hành trình du lịch của du khách.

Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch

Nhà cung ứng dịch vụ du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn nhằm làm thỏa mãn tất cả khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thỏa mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và kì vọng của từng khách hàng. Dịch vụ du lịch không có được sự đồng nhất vì phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành.

Tour du lịch là gì?

Tour du lịch là tập hợp các dịch vụ cung cấp trên chương trình du lịch, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn, ở, lưu trú, đi lại, tham quan, giải trí của khách du lịch từ lúc đón khách cho tới lúc đưa khách về nơi khách du lịch mong muốn sau chương trình du lịch của mình

Nói đến đi du lịch, chúng ta nghĩ đến một điểm đến thú vị, dịch vụ phù hợp, sự hiếu khách, chi phí phù hợp. Tour du lịch bao gồm:

1. Lịch trình

Sự phù hợp với sức khỏe, văn hóa, trải nghiệm mà khách du lịch mong muốn. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch biển, trải nghiệm sông nước, miệt vườn, khám phá leo núi, nhảy dù, nghiên cứu lịch sử, văn hóa ẩm thực, khám phá điểm du lịch mới, lặn biển, lễ hội, v..v...

2. Phương tiện di chuyển

Mục tiêu tiện dụng, an toàn, chi phí luôn được đặt lên hàng đầu. Một chi phí, tính tiện lợi hợp lí sẽ giúp cho khách du lịch có tâm lí quyết định nhanh hơn về sử dụng loại hình phương tiện nào cho hành trình du lịch của mình;

3. Lưu trú

Sự quan tâm đặc biệt cho những chương trình du lịch phải qua đêm tại điểm đến, chất lượng, chi phí hợp lí sẽ đảm bảo chất lượng chương trình du lịch được đánh giá cao hơn so với chất lượng dịch vụ du lịch được phục vụ thấp khi có sử dụng dịch vụ lưu trú.

4. Dịch vụ ăn uống

Không thể bỏ qua việc ăn uống tại điểm đến, tuy nhiên tùy vào đặc thù của điểm đến mà cần chất lượng ăn uống khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo sức khỏe là điều quan trọng trong hành trình du lịch dài ngày;

5. Chất lượng điểm đến

Điểm đến có chất lượng cao, là nơi mà địa phương quản lí điểm đến có đầu tư quan tâm tạo giá trị cho điểm đến tốt nhất - truyền thông, văn hóa hiếu khách, vệ sinh, dịch vụ cung cấp có chất lượng cao, hạ tầng giao thông được đầu tư tốt, giảm thời gian di chuyển...v.v.

Sự trải nghiệm tạo ra sự thay đổi trong giá trị suy nghĩ mà khách du lịch cảm nhận mỗi khi đến một điểm đến cụ thể. Vì thế nhà tổ chức điều hành tour du lịch luôn thường xuyên đánh giá, kiểm tra chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cho khách du lịch một cách thường xuyên.

Ngành du lịch là gì? Tìm hiểu về ngành du lịch

Du lịch là một ngành, lĩnh vực chưa bao giờ hết Hot, bởi vì ai cũng có nhu cầu đi du lịch. Dù là người giàu hay người nghèo thì nhu cầu du lịch luôn là nhu cầu tất yếu. Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích mà mỗi người sẽ lựa chọn cho mình các loại hình du lịch phù hợp. Vậy ngành du lịch là gì?

1. Ngành du lịch là gì?

Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm nghề có vai trò và tính chất quan trọng. Các ngành nghề này mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.  

Ngành du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch; góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến; đồng thời nâng cao dân trí, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2. Tương lai ngành du lịch Việt Nam sau dịch Covid-19

Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không. Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng: “Trong suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam luôn đặt an toàn và sức khỏe người dân lên hàng đầu và đây là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm”. 

Tiến sĩ nói. “Chính quyền địa phương cũng đưa ra nhiều sáng kiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nhanh chóng quay lại hoạt động ngay khi đại dịch qua đi. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn nhiều so với việc phải khôi phục lại toàn bộ nền kinh tế nếu không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”. 

Bên cạnh đó, với một số người, dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải là thú vui xa xỉ. Khách du lịch không chỉ đến những đất nước có phong cảnh đẹp và thú vị nhất trên thế giới, mà sẽ chủ yếu đến nơi an toàn nhất. Và Việt Nam hiện đang làm rất tốt và minh chứng rằng đây là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới. 

Dự báo cho ngành Du lịch Việt Nam 

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, tình hình khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới. Cụ thể, du lịch nội địa phải mất chừng 2-3 tháng mới phục hồi, du lịch quốc tế mất ít nhất 6 tháng, thậm chí là hàng năm. 

Các khả năng có thể xảy ra là Việt Nam sẽ phục hồi dần nhưng chậm từ tháng 6 đến cuối năm hoặc thậm chí chỉ có thể phục hồi từ cuối năm nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến quý 3. Các dự báo quốc tế cũng cho thấy, để thị trường du lịch toàn thế giới phục hồi hoàn toàn cần tối thiểu một năm. Tuy nhiên, điều chắc chắn là tình hình dịch bệnh ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn. 

Việc Chính phủ xử lý đại dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể mau chóng biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc. Khi đó, tương lai ngành du lịch Việt Nam sẽ trở nên rất giàu tiềm năng, đòi hỏi nhiều nhân lực cùng tham gia.

3. Vì sao nên chọn ngành du lịch?   

3.1. Có cơ hội được đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ 

Theo đuổi ngành nghề du lịch, bạn sẽ không chỉ được khám phá sự đa dạng của thiên nhiên, khung cảnh trong nước mà còn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được thưởng thức đặc sản của rất nhiều vùng miền. Theo thời gian, bạn rồi sẽ tích lũy được nhiều vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Nếu thích thú với việc di chuyển thường xuyên, đây sẽ là một ngành nghề vô cùng thích hợp với bạn. 

3.2. Được làm quen, kết bạn với những con người khác nhau

Có một câu nói như thế này: “Người ta có dễ dàng hiểu tính cách một dân tộc chỉ với 1$”. Ví dụ, nếu chỉ còn 1$ trong túi, người Mỹ sẽ chạy ra đầu phố mua một quả táo giá 1$ và cố gắng bán lại với giá 1,2$. Người Pháp sẽ mua bông hồng tuyệt đẹp, quỳ xuống chân người yêu và thốt lên những lời có cánh. 

Việc tìm hiểu, khám phá một  người cũng chính là khám phá một tiểu văn hoá mới. Qua đó, mỗi con người có thể xích lại gần nhau, học hỏi thêm nhiều điều. Nghề du lịch có khả năng trẻ hoá tâm hồn chính nhờ sự mới mẻ ấy. Nói cách khác, du lịch là nghề nghiệp tạo nên sự hài hoà trong các mối quan hệ.

3.3. Nâng cao nhiều kỹ năng trong cuộc sống và công việc 

Lựa chọn ngành nghề du lịch, bạn sẽ học được cách nâng cao nhiều kỹ năng như: Sự linh hoạt, năng động, cũng như sự điềm tĩnh, chắc chắn, cẩn thận. Với nghề này, bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết như tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm, kiểm soát tình hình,…    

3.4 Nhận được nhiều cơ hội việc làm 

Nước ta hiện đang chú trọng phát triển và mở rộng kinh tế du lịch, xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Việt Nam, du lịch vẫn là một ngành khá mới mẻ và đang thiếu nhân lực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của nghề du lịch mang lại là rất lớn.

4. Ngành du lịch học những gì?

Học ngành du lịch, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế. Ngoài các kiến thức nền tảng, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận nhiều môn học chuyên sâu thú vị như: Quan hệ quốc tế & lễ tân, địa lý du lịch Việt Nam và thế giới, giao tiếp kinh doanh, tiếp thị du lịch, tâm lý du lịch, quản trị ẩm thực, quản trị hoạt động tiếp tân, luật du lịch & luật kinh doanh…. 

Tại các trường có thế mạnh về ngành du lịch, sinh viên sẽ được tạo điều kiện học nghiệp vụ khách sạn tại phòng thực hành chuyên ngành; tham gia tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các khách sạn, resort, trung tâm hội nghị; thực hành các kỹ năng quản lý trong chương trình mô phỏng doanh nghiệp du lịch… Bên cạnh đó, các sinh viên còn được chú trọng đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng mề như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm… 

Thông qua quá trình tham quan thực tế và thực hành nghiệp vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sinh viên sẽ được nâng cao năng lực quản lý – điều hành, kỹ năng giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tế. 

5. Ngành du lịch ra trường làm gì?

Hướng dẫn viên du lịch 

Hướng dẫn viên chính là những người kết nối khách du lịch đến gần hơn với văn hóa, con người ở địa phương du lịch. Nhiệm vụ chính của họ là các công việc đón tiếp, tổ chức hoạt động, giới thiệu các thông tin về văn hóa – xã hội, sắp xếp việc di chuyển, ăn ở… cũng như đảm bảo sự an toàn cho du khách trong suốt chuyến đi, thời gian du lịch của mình. Hiện nay, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn ở nước ta đang thiếu hụt trầm trọng.

Nhân viên Nhà hàng – Khách sạn

Nhân viên nhà hàng, khách sạn đóng vai trò không thể thiếu trong ngành du lịch. Chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn đạt chất lượng sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến với địa phương, đảm bảo một nguồn khách ổn định cho các cơ sở này. 

Vị trí nhân viên lễ tân, pha chế, phục vụ bàn, buồng phòng… trong các nhà hàng, khách sạn đều là những công việc hấp dẫn với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, tốc độ nhà hàng, khách sạn ở nước ta phát triển quá nhanh, dẫn đến tình trạng luôn “khát” nhân lực có tay nghề, chuyên môn và thậm chí là đội ngũ quản lý.

Điều hành du lịch 

Đây là những người tuy làm việc trong văn phòng nhưng họ lại có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra suôn sẻ, trôi chảy nhằm tạo ấn tượng, hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, tình hình nhân lực điều hành du lịch ở nước ta đang được đánh giá là thiếu lớp kế cận. Nguyên nhân một phần được chỉ ra là do công việc có áp lực cao và tương đối phức tạp.

Marketing du lịch 

Hiện chất lượng của marketing du lịch ở nước ta thật sự chưa được đánh giá cao so với các nước khác trong khu vực. Một phần nguyên nhân là do lĩnh vực này đã không được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, vị trí nhân viên marketing có tay nghề cao đang được các công ty nhiệt tình săn đón.

6. Nên học ngành du lịch ở trường nào?

Ngành Du lịch là ngành đào tạo ra những sinh viên có năng lực làm việc ở các vị trí điều hành và quản lý điều hành trong lĩnh vực du lịch khách sạn nhà hàng trong nước và quốc tế. Có kiến thức về quản trị, có kỹ năng nghiệp vụ trong tất cả các bộ phận của nhà hàng và khách sạn. Có trình độ ngoại ngữ nhất đinh, phục vụ cho việc hướng dẫn viên và những công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch sau này.

Sinh viên khi theo học ngành Du lịch sẽ được trang bị mọi kiên thức liên quan tới ngành nghề theo học. Được học tập những môn cơ sở ngành Du lịch, môn học đại cương như Triết học Mác-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Việt Nam… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là rất có tương lai. Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch - nghề hái ra tiền. Làm tại Bộ văn hó thể thao và Du lịch, điều hành công ty du lịch, chuyên viên tổ chức du lịch tại các nhà hàng và khách sạn…

Xem thêm: Top 10 trường đào tạo ngành du lịch hàng đầu ở Việt Nam.

Land Tour là gì? Tìm hiểu về dịch vụ du lịch Land Tour

Land Tour là một khái niệm khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên đối với khách du lịch thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Nơi Ta Đến sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Land Tour.

Khái niệm Land Tour

Land Tour là gì?

Land Tour là một khái niệm được sử dụng rất nhiều bên nước ngoài thế nhưng trong một vài năm trở lại đây Land Tour bắt đầu du nhập vào Việt Nam và thường xuyên được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, trước hết chúng ta phải tìm hiểu Land là gì và Tour là gì?

“Land” trong Tiếng Anh có nghĩa là đất, đất đai, đất liền, vùng, xứ… còn từ “Tour” có nghĩa du lịch, đi du lịch, chuyến đi chơi… Mặc dù khi ghép lại 2 từ này có thể hiểu là một chuyến đi du lịch đến một vùng đất nào đó, thế nhưng về mặt bản chất thì chúng còn nhiều điều cần phải nhắc.

Theo như trong từ điển du lịch, Land Tour có nghĩa là một chương trình du lịch theo tour trọn gói. Chương trình sẽ được bắt được đầu tính từ lúc khách hàng bắt đầu đặt chân tới một vùng đất hay một địa điểm tham quan nào đó cho đến khi rời đi mà trong tour đã xác định từ trước, có thể không bao gồm chi phí máy bay hay xe di chuyển.

Tuy nhiên, Land Tour còn là sự liên kết giữa các công ty du lịch với các địa điểm du lịch với nhau nhằm đem đến cho khách hàng của mình một lợi ích cũng như tiết kiệm tối đa chi phí. Bên cạnh đó, Land Tour giúp cho các công ty lữ hành tập trung vào thế mạnh chính của mình, trở nên chuyên nghiệp hơn và phát huy thế mạnh của mình.

Đặc biệt, với những công ty dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế, khi họ muốn đưa khách của mình ra nước ngoài tham quan thì bắt buộc họ phải mua các Land Tour của nước ngoài thì mới hợp luật lệ cũng như nhằm đảm bảo an toàn giúp bạn khám phá những điều thú vị từ khắp nơi trên thế giới.

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Land Tour là gì, hãy cùng tham khảo những ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Khi bạn đã lựa chọn mua tour đi du lịch Thái Lan của 1 công A. Công ty A này bắt buộc sẽ phả mua các Land Tour Thái Lan từ một công ty lữ hành quốc tế nào đó đang kinh doanh tại Thái Lan. Nhiệm vụ của công ty A chính là lo vé máy bay khứ hồi, các dịch vụ cũng như hành trình di chuyển tại Việt Nam.

Sau đó, họ sẽ kết nối với một Land Tour bên Thái. Công ty A cũng sẽ cử 1 người đại diện của mình cùng đồng hành trong suốt các chuyến đi để giúp hỗ trợ khách hàng, phối hợp cùng hướng dẫn viên tại Thái Lan. Như vậy có nghĩa là Land Tour của công ty A lựa chọn bên Thái sẽ có trách nhiệm từ khi đón khách vào nhập cảnh cho đến khi tiễn khi ra sân bay để xuất cảnh khỏi đất nước này.

Ngoài khái niệm "Land Tour là gì” thì Tour Guide cũng là một khái niệm mà bạn cần tìm hiểu nhé.

Có phải tất cả các Land Tour đều giống nhau? 

Đây cũng chính là một câu hỏi thường xuyên được nhiều người nhắc đến nhất mỗi khi tham khảo và lựa chọn cho mình một tour du lịch. Liệu rằng tất cả các Land Tour đều giống nhau đúng không?

Thực chất, Land Tour ở mỗi điểm đến, mỗi một quốc gia và mỗi một công ty cung cấp đều có những sự khác biệt giúp bạn có thể lựa chọn cho mình những chương trình sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như sự yêu thích của các thành viên trong đoàn. Sự khác biệt này có thể kể đến như số lượng các điểm tham quan, chất lượng hay giá vé của từng điểm tham quan, chất lượng của xe đưa đón, số bữa ăn và giá tiền của từng bữa ăn mà bạn lựa chọn. Quan trọng hơn cả chính là bảo hiểm và giá trị bảo hiểm của chuyến đi mà bạn lựa chọn.

Trước khi lựa chọn cho mình một Land Tour ưng ý, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu cũng như xem xét những điều mà chúng mình vừa liệt kê sau đó so sánh để có được một sự lựa chọn tối ưu nhất.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá Land Tour là gì? 

Nhiều người thường băn khoăn vì sao giá của các Land Tour từ các công ty dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước đều khác nhau mặc dù cùng một điểm đến, vậy yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến giá của Land Tour?

Có thể bạn chưa biết nhưng giá của Land Tour sẽ thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

+ Số lượng khách hàng: nếu chuyến đi của bạn càng đông các thành viên thì giá Land Tour sẽ càng rẻ. Ngược lại, nếu như đi ít người thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu mức giá cao hơn rồi!

+ Thời điểm: thời điểm mà bạn muốn đi tới các địa điểm tham quan hay các quốc gia khác cũng là một yếu tố phụ thuộc đến mức giá của Land Tour. Ví dụ khi khách nước ngoài muốn đến Việt Nam vào dịp Tết Âm Lịch thì đây chính là khoảng thời gian được xem là mùa cao điểm của du lịch Việt Nam, hay nếu như bạn đi vào những ngày thường thì giá sẽ thấp hơn. Chính vì vậy đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến giá thành có những thay đổi nhất định.

+ Mức dịch vụ: mức dịch vụ ở đây có thể kể đến như khách sạn, nhà hàng hay các địa điểm du lịch có trong Land Tour là gì, nếu như các dịch vụ này càng chất lượng thì giá sẽ càng cao.

+ Ngoài ra còn 1 yếu tố cũng phụ thuộc đến giá cả của những Land Tour chính là những yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Nếu như trong chuyến đi bạn có những thứ phát sinh hay những yêu cầu đặc biệt khác thì đồng thời sẽ khiến cho giá của Land Tour thay đổi.

Ưu và nhược điểm khi mua Land Tour 

1. Ưu điểm khi mua Land Tour là gì? 

Mặc dù là một khái niệm khá mới mẻ thế nhưng Land Tour lại thường được lựa chọn khá nhiều hiện nay bởi Land Tour có lợi ích cho cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành quốc tế mà còn cho cả những vị khách du lịch.

Đối với các công ty dịch dụ du lịch lữ hành 

Có thể nói việc lựa chọn cũng như việc tìm hiểu các dịch vụ Land Tour là gì cho các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành hoàn toàn có lợi cho công ty của bạn bởi Land Tour giúp cho các công ty này lựa chọn cũng như cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng nhất cho khách hàng.

Không những vậy, nếu như dịch vụ Land Tour làm tốt và phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp cùng hợp tác cũng như lớn mạnh, bền vững và hỗ trợ cho nhau từ những thế mạnh của riêng mình, đảm bảo tập trung nguồn lực nhằm mang lại những lợi ích không chỉ cho riêng khách hàng cũng như giúp cho công ty, doanh nghiệp được phát triển một cách bền vững.

Đối với khách du lịch 

Có thể bạn không biết nhưng Land Tour là một điều vô cùng cần thiết, thậm chí ở một số quốc gia họ còn bắt buộc bạn phải lựa chọn Land Tour với các Tour Outbound (tour khách du lịch từ quốc gia của bạn sang đất nước khác). Điều này giúp cho chất lượng của tour được thiết kế bởi một chuyên gia người bản địa có tầm hiểu biết cũng như nắm rõ hơn.

Không những vậy, khi đi du lịch nước ngoài, nhiều phong tục, luật lệ hay thói quen sinh hoạt tại quốc gia đó thì người bản địa sẽ là người hiểu biết tốt nhất. Lựa chọn mua các gói Land Tour sẽ đảm bảo tính chuyên môn, chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi và tránh khỏi những rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, Land Tour còn giúp cho khách du lịch có thể trau dồi vốn hiểu biết của mình cũng như có thể ghé đến các địa điểm tham quan thú vị nhất.

Ngoài việc nên sử dụng trong những Tour du lịch nước ngoài thì ngay cả với những tour du lịch trong nước, đến bất kì một vùng đất nào mà bạn chưa từng đặt chân đến bao giờ thì việc lựa chọn Land Tour cũng giúp bạn có thể tìm hiểu về văn hóa, phong cách sinh hoạt cũng như phong tục tập quán tại đây một cách tốt nhất.

Hơn nữa, việc lựa chọn Land Tour nhất là với những chuyến đi nước ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa các chi phí bởi các công ty tổ chức Land Tour thường có mối quan hệ mật thiết giữa các địa điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng tại đây giúp bạn có thể hưởng một mức giá ưu đãi tốt nhất.

2. Nhược điểm khi mua Land Tour là gì?

Không chỉ riêng Land Tour mà ngay cả việc lựa chọn những Tour du lịch bình thường cũng có một vài nhược điểm. Để giúp bạn có cái nhìn khách quan và tổng thể nhất, trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ chỉ ra một vài nhược điểm khi bạn lựa chọn Land Tour.

Nhược điểm đầu tiên chắc chắn phải kể đến chính là bạn sẽ bị gò bó về mặt thời gian. Vì đi du lịch theo Tour, nhất là với những chuyến đi sang nước ngoài hay đến bất kì một mảnh đất nào đó mà bạn chưa từng đặt chân đến thì bên công ty du lịch lữ hành Land Tour thường muốn bạn có thể đến nhiều địa điểm tham quan nhất chính vì thế mà thời gian sẽ phải tuân chỉ đúng, bạn sẽ không thể tự ý rời hay nán lại theo ý muốn của mình.

Thêm một nhược điểm nhỏ khi lựa chọn Land Tour khi đi du lịch nước ngoài chính là những Tour Leader thường chỉ sử dụng ngôn ngữ chính là Tiếng Anh chính vì vậy mà bạn sẽ phải thông qua môt Tour Guide mà các công ty dịch vụ lữ hành mà mình lựa chọn để phiên dịch. Tuy nhiên, với những người biết Tiếng Anh thì không cần phải quá lo ngại đâu nhé!

Nhìn chung, việc lựa chọn Land Tour trong các tour di lịch outbound là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn, khách du lịch cần biết được nhu cầu của mình là gì để có thể lựa chọn một gói Tour phù hợp. Lưu ý đừng vì ham rẻ hay muốn tiết kiệm chi phí tối đa mà lựa chọn cho mình những Land Tour không hợp sở thích hay có chất lượng dịch vụ không được như mong muốn nhé!

Hy vọng với những thông tin mà Nơi Ta Đến cung cấp sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về khái niệm Land Tour. Chúc bạn có những chuyến du lịch vui vẻ nhé!

Lữ Hành là gì? Các khái niệm về Du lịch và Lữ hành

Lữ hành hay du lịch lữ hành là những khái niệm quan trọng về lĩnh vực du lịch nói chung. Trong bài viết này Nơi Ta Đến sẽ giúp bạn giải đáp các khái niệm về "Lữ Hành" nhé!

Du lịch lữ hành

I. Lữ hành là gì?

Cụm từ thường được nhắc đến khá nhiều trong nền kinh tế hiện đại hay các dịch vụ du lịch và đôi khi để nói đến những khách du lịch vãng lai với những chuyến đi dài hơi mang tính chất bộ hành. Lữ hành được hiểu là một hoạt động du lịch với mục đích thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác dưới những phương tiện khác nhau và lí do khác nhau, không nhất thiết phải quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.

Nghe qua khái niệm có vẻ khá trìu tượng , theo một giải thích nghĩa khác của khu thư viện từ điển Việt Nam thì lữ hành còn có nghĩa là đi chơi xa và chuyến đi chơi có thể không nhất thiết ấn định thời gian quay trở về.

Ngoài ra các bạn cũng cần phân biệt giữa khái niệm lữ hành và các hoạt động lữ hành liên quan. Ví dụ: người lữ hành ( khách du lịch đi chơi xa)  hay dịch vụ quản trị lữ hành( tổ chức các hoạt động du lịch mang tính định hướng và ấn định dịch vụ di chuyển)…

Có khá nhiều những điều cần biết về những ngữ nghĩa liên quan đến lĩnh vực du lịch lữ hành. Để bổ sung thêm một số thông tin cần thiết, các bạn có thể tham khảo thêm những khái niệm trong phần II mà chúng mình sẽ giải đáp sau đây.

II. Những khái niệm lữ hành bạn cần biết

Chắc hẳn bạn đã đôi lần nhìn hay nghe thấy cụm từ lữ hành, có thể là trên tờ rơi quảng cáo hay trên một trang web thông báo dịch vụ cho chuyến đi của một công ty du lịch nào khác. Với khái niệm chung của lữ hành là hoạt động du lịch phục vụ cho những chuyến đi từ nơi này đến nơi khác không nhất thiết phải quay về điểm xuất phát, tìm hiểu thêm về các khái niệm sau đây để làm rõ sự khác biệt nhé!

1. Du lịch lữ hành là gì?

Như các bạn đã biết lữ hành và du lịch là 2 hoạt động luôn có tính chất song song và bổ trợ với nhau. Du lịch lữ hành chính là một hình thức tổ chức những chuyến đi xa có thể theo tour  có kèm theo các hướng dẫn viên, đơn vị tổ chức và hỗ trợ hành khách trong chuyến đi có thể là một công ty chuyên tổ chức du lịch kèm theo việc lo dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi và cả phương tiện di chuyển.

Du lịch lữ hành không giống những chuyến đi có hoạch định trước về thời gian trở về mà thường mang tính “dài hơi” hơn. Tương tự như một chuyến du lịch xa của các khách bộ hành. Các bạn có thể bắt gặp cụm từ du lịch lữ hành trên nhiều phương tiện truyền thông hay các công ty du lịch trong cuộc sống hàng ngày.

2. Bạn biết gì về dịch vụ lữ hành?

Dịch vụ lữ hành là một sản phẩm của một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực du lịch, trong đó, dịch vụ lữ hành sẽ được bảo đảm trọn gói các quyền lợi cần thiết khách hàng được hưởng cho chuyến đi của mình như di chuyển, lưu trú, ăn gì, ở đâu và đảm bảo quãng thời gian thuận lợi cho khách hàng đăng kí dịch vụ cho chuyến đi.

Ngoài ra các công ty khi muốn đưa ra các gói dịch vụ lữ hành cũng cần chứng minh được tính pháp lý và hoạt động kinh doanh của dịch vụ này. Các bạn có thể tham khảo kĩ hơn về các dịch vụ lữ hành là gì nếu đang muốn tìm kiếm cho mình một địa chỉ công ty du lịch đáng tin cậy cho những chuyến đi sắp tới.

Ngoài ra dịch vụ lữ hành cũng bao gồm trọn gói theo tour và giới hạn thời gian theo nhu cầu của khách hàng lựa chọn. Các bạn có thể tham khảo thêm land tour là gì để hiểu rõ hơn khái niệm về land tour.

3. Sản phẩm lữ hành là gì?

Kết quả nhận được của mỗi chuyến đi hay lịch trình cụ thể cho một chuyến đi được xem là sản phẩm cụ thể, hay nói chính xác hơn sản phẩm lữ hành chính là các chương trình du lịch mà công ty du lịch tổ chức liên quan đã lên kế hoạch từ trước đó. Sản phẩm lữ hành cũng phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu cung ứng của khách hàng muốn đi đâu, khi nào, trong khoanbr thời gian bao lâu và lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp.

Thông thường sẽ có khá nhiều các yếu tố để tạo nên một sản phẩm lữ hành như tính pháp luật, kinh tế và nội dung. Tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều hơn vào những người học ngành quản trị du lịch hay các công ty muốn tổ chức tour trọn gói. Và sản phẩm lữ hành không ngừng ra đời dưới nhiều phương thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu khám phá hay đi du lịch của mỗi người.

4. Định nghĩa về người lữ hành

Có khá nhiều điều để nói về khái niệm người lữ hành là gì, chủ thể người lữ hành có thể là chính bạn, những người tham gia các dịch vụ du lịch khác nhau hoặc tự túc hoặc theo một lộ trình cụ thể nào đó dưới sự trợ giúp của các công ty du lịch.

Ngoài ra người lữ hành còn được hiểu là người du lịch theo cảm hứng, họ đi bất kì nơi nào họ muốn, có thể là đi một mình, một chuyến đi kéo dài và mang tính dài hơi, không nhất thiết ấn định thời gian trở về nơi xuất phát ban đầu. Với những người lữ hành theo đúng chất du lịch tự túc một mình sẽ có phần bụi bặm hơn và không quá cầu kì về phương tiện di chuyển, nơi ở hay ấn định trước điểm đến bất kì nào.

Các bạn cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lữ hành trong thơ văn thường là tự trải nghiệm qua từng vùng đất và với thời buổi hiện đại như ngày nay, khách lữ hành có thêm điều kiện khác nhau để tận hưởng chuyến đi xa dài ngày của mình nhưng không quá vất vả.

Ngoài ra còn một khái niệm bạn cũng cần chú ý đó là tour guide. Tour guide có thể hiểu đơn giản là hướng dẫn viên du lịch. Để tìm hiểu sâu hơn tour guide là gì mà Nơi Ta Đến đã chia sẻ nhé!

5. Một số điều cần biết về doanh nghiệp lữ hành

Bạn hiểu về doanh nghiệp lữ hành là gì và vai trò của họ ra sao cho những hoạt động du lịch mang tính đặc trưng. Theo đó, doanh nghiệp lữ hành được giải thích là một mô hình doanh nghiệp có hình thức kinh doanh chủ yếu hướng đến các lĩnh vực xây dựng, trao đổi, mua bán và tiến hành thực hiện các hình thức du lịch trọn gói cho khách du lịch, qua đó họ cũng thực hiện các vai trò của mình trong việc phục vụ các nhu cầu du lịch của khách hành từ mọi khâu.

Ví dụ nếu bạn muốn đi du lịch Singapore thì doanh nghiệp lữ hành mà bạn tin cậy để đăng kí chuyến đi sẽ giúp bạn các dịch vụ đi kèm liên quan từ phương tiện di chuyển, nơi ăn chốn ở, lịch trình tham quan, lo visa  và giải đáp những thông tin cần thiết cho khách hàng cho chuyến đi.

Ngoài ra trong vai trò là người tìm kiếm các hoạt động du lịch phù hợp cho chuyến đi của mình, các bạn cũng nên quan tâm tới sự uy tín và hoạt động hợp pháp của các doanh nghiệp lữ hành.

6. Công ty lữ hành và doanh nghiệp lữ hành có gì khác nhau

Về cơ bản 2 khái niệm không quá khác biệt về nhau, giữa công ty lữ hành là gì và doanh nghiệp, đều là cách gọi chung để nói tới hình thức kinh doanh chung là hoạt động trao đổi, mua bán và lên kế hoạch du lịch cần thiết cho khách hàng có nhu cầu đi khám phá hững vùng đất mới hay đi nghỉ dưỡng.

7. Kinh doanh lữ hành là gì?

Như đã nhắc đến khái niệm về cong ty và doanh nghiệp lữ hành ở trên, hoạt động kinh doanh lữ hành là viêc thực hiện các khâu tổ chức nghiên cứu  thị trường và bán thành quả thu hoạch nghiên cứu đó dưới hình thức trung gian hay gián tiếp cho các văn phòng đại diện tổ chức.

Khái niệm kinh doanh lữ hành có liên quan mật thiết đến các công ty và doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ du lịch.

8. Tìm hiểu thông tin về quản trị lữ hành

Đây được xem là một hoạt động quản lý có liên quan đến ngành học của các sinh viên du lịch, và tất nhiên muốn nhờ thành nhà quản trị tốt trong lĩnh vực du lịch các bạn cũng cần hiểu kĩ khái niệm quản trị lữ hành là gì.

Quản trị lữ hành chính là các hoạt động giám sát cần thiết cho sản phẩm du lịch liên quan, vai trò là giúp hiệu quả chuyến đi suôn sẻ theo lịch trình ban đầu và tránh gặp phải những rủi ro khác.

9. Quản trị du lịch và lữ hành là gì

Chúng ta thường nhắc đến cụm từ này giống như môt ngành học, hay có thể hiểu ngành quả trị du lịch và lữ hành là hướng giáo duc tới nghiêp vụ quản lý. Trong đó người quản trị sẽ giao các nhiệm vụ cho hướng dẫn viên thực hiện và đây cũng đươc xem là ngành công nghiêp giàu tiềm năng nhất trong thời đai ngày nay.

Người thực hiện các nhiệm vụ quản tri dich vu du lịch và lữ hành cũng là người thực hiện và lên kế hoạch cho các dự án du lịch chung để tổ chức điều phối cũng như giám sát các hoạt động liên quan.

10. Quản trị dịch du lịch và lữ hành là gì?

Bạn nào đang có ý định muốn tìm hiểu nhiều hơn về ngành du lịch lữ hành là gì thì chắc chắn đây sẽ là hững thông tin liên quan hữu ích. Quản trị du lich lữ hành có nghĩa là lên kế hoạch cho những chuyến đi du lịch của các khách hàng hay các tour du lich quy mô lớn.

Trên đây là các khái niệm quan trọng về khái niệm lữ hành mà Nơi Ta Đến muốn gửi tới độc giả, hy vọng những kiến thức này phần nào giúp ích cho bạn!

Du khách là gì? Tìm hiểu khái niệm: Khách Du Lịch

Du khách là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.

Khái niệm về du khách

Khái niệm khách du lịch quốc tế: 

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.

Khái niệm khách du lịch trong nước:

Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.

Khái niệm du lịch theo tour và du lịch không theo tour

Những người du lịch theo tour: là những người đi theo các chuyến du lịch được tổ chức và phục vụ trọn gói hay không trọn gói do các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành đứng ra tổ chức. Những người du lịch theo tour được các đơn vị du lịch lữ hành lo phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí, thăm quan... từ lúc bắt đầu chuyến đi cho đến khi kết thúc chuyến đi.

Những người du lịch không theo tour: Là những người tự đứng ra tổ chức, sắp xếp chuyến đi cho mình hay cả đoàn về phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí...

Khái niệm về chi tiêu của khách du lịch

Chi tiêu của khách du lịch là tổng số tiền đã chi phí của khách du lịch trong suốt hành trình của chuyến đi, kể cả những khoản chi mua sắm trước chuẩn bị cho chuyến đi và những chi phí mua sắm đồ dùng, quà tặng, quà lưu niệm trong chuyến đi mang về dùng sau chuyến đi. Nhưng không bao gồm các khoản sau:

  • Tiền mua hàng hoá cho mục đích kinh doanh, có nghĩa là các hàng hoá mua về để bán lại cho khách du lịch khác, mua về để kinh doanh được kết hợp trong chuyến đi.
  • Tiền đầu tư, giao dịch hợp đồng của người đi du lịch như đầu tư mua nhà đất, bất động sản và tài sản quí giá khác (như xe ca, xe tải, thuyền, nhà nghỉ thứ hai), kể cả việc mua những tài sản này để sử dụng cho các chuyến đi du lịch trong tương lai được chi trong lần đi du lịch này cũng không được tính vào chi tiêu du lịch.
  • Tiền mặt biếu họ hàng và bạn bè trong chuyến đi.
  • Ngành du lịch, với ý nghĩa được đánh giá thông qua “Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA)” là một tiêu chuẩn quốc tế được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc xây dựng. Thể hiện kết quả hoạt động du lịch mang lại trong các ngành vận tải, khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ khác. Do vậy doanh thu của du lịch không chỉ là doanh thu trực tiếp từ của các cơ sở lưu trú, nhà hàng mà còn bao gồm các việc chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thăm quan, y tế, thông tin liên lạc... Trên cơ sở đó ngoài chỉ tiêu doanh thu thì các chỉ tiêu về lao động, nộp ngân sách... đều được tính toán phân bổ tương ứng.

Top 10 trường đào tạo ngành du lịch tốt nhất Việt Nam

Ngành du lịch là một trong 10 ngành Hot nhất ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy học du lịch là một trong những lựa chọn hàng đầu của các thí sinh khi xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. 

Dưới đây là Top 10 trường đào tạo ngành du lịch tốt nhất ở Việt Nam bạn nên tham khảo:

Sinh viên ngành du lịch

1. Trường Đại Học Hà Nội

Là một trong những trường đào tạo uy tín trong ngành du lịch, chương trình đào tạo của trường Đại Học Hà Nội được thiết kế nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch của Việt Nam, cụ thể là đào tạo các nhà quản lý, các giám đốc điều hành các công ty du lịch và lữ hành, được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ du lịch, có năng lực làm việc tại các công ty du lịch lữ hành của tư nhân và nhà nước.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành du lịch Việt Nam, kết hợp cùng xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Đại Học Hà Nội đưa ra hai khung chương trình đào tạo đó là Đại Học chính quy xét tuyển dựa theo kì thi THPT Quốc Gia và chương trình đào tạo quốc tế xét tuyển dựa trên học bạ cấp ba, liên kết với trường Đại Học IMC tại Áo.

Vì chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành chính quy hằng năm tương đối ít nên điểm xét tuyển thường rất cao. Năm 2016 là 30.5 điểm, các bạn nên cân nhắc lực học của mình nhé!.

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi THPT quốc gia theo khối D01 và xét học bạ.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở: Km9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại: (04)38544338.
  • Fax: (008424) 854 4550
  • Email: webmaster@hanu.edu.vn
  • Website: http://hanu.vn

2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội

Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành lập năm 1995, sứ mệnh đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao. Là một cơ sở trọng điểm quốc gia đào tạo về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, khoa đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, và hợp tác quốc tế.

Chương trình đào tạo được thiết kế chuyên sâu với các môn học trong lĩnh vực du lịch và môn học bổ trợ, có sự kết hợp giữa lý thuyết và rèn luyện kỹ năng nhằm tạo cơ hội để sinh viên hòa nhập tốt với môi trường lao động trong ngành du lịch, khách sạn và sự kiện. 

Các môn học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong vai trò nhà quản lý, giám đốc các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn và nhà hàng. Sinh viên đạt thành tích cao trong học tập tại Khoa Du lịch học sẽ được trao tặng học bổng theo ngân sách của trường, và một số học bổng quốc tế khác. 

Ngoài ra, những sinh viên thuộc diện hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chính sách cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Nhà trường, khoa và một số đơn vị liên kết (Học bổng Vietravel). Vì là một trường có chương trình đào tạo rất tốt nên điểm vào trường cũng rất cao, các bạn nên cân nhắc lực học của mình nhé.

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng: A00, C00, D01,...

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 3858.5237
  • Email: contact@ussh.edu.vn
  • Website: http://ussh.vnu.edu.vn/

3. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường đại học văn hóa Hà Nội được thành lập năm 1959, trực thuộc Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, ngày nay là một trong những trường có uy tín nhất trong đào tạo các lĩnh vực về văn hóa.

Khoa văn hóa du lịch Trường đại học văn hóa Hà Nội được thành lập vào năm 1993. Từ đó đến nay sau 24 năm đào tạo nhân lực cho ngành du lịch của cả nước Khoa văn hóa Du lịch trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội trở thành địa chỉ đào tạo uy tín cho việc cung cấp các nguồn nhân lực cao trong và ngoài ngành. Sinh viên của khoa ra trường được đánh các công ty lữ hành đánh giá rất cao về năng lực.

Học tập tại khoa văn hóa du lịch trường Đại Học Văn Hóa bạn sẽ được rèn luyện trong một môi trường năng động, sôi nổi với các hoạt động ngoại khóa và thực hành chuyên ngành.

Sinh viên của khoa du lịch trường Đại Học Văn Hóa ngay từ khi ngồi ghế nhà trường từ năm nhất, năm hai đã có cơ hội tham gia dẫn, phụ tua. Sau khi tốt nghiệp, người học đủ khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý hoạt động du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, các cơ quan nghiên cứu và xây dựng chính sách về du lịch,…. Nên

cơ hội nghề nghiệp được mở rộng và có nhiều cơ hội hơn. Vì là khoa "hot" nên khoa du lịch trường đại học văn hóa hà nội thường có điểm đầu vào khá cao, đối với khối c là 23,5 ; khối d là 19,5 (năm 2016). Nếu học lực khá bạn có cơ hội rất lớn vào khoa Du lịch và ngôi trường nổi tiếng nhiều trai xinh gái đẹp này.

Chuyên ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch/ Lữ hành, Hướng dẫn du lịch/ Hướng dẫn du lịch quốc tế)

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 theo các tổ hợp khối C00, D01, D96.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa , quận Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0438511971
  • Fax: (+84) 2435.141.629
  • Email: daihocvanhoahanoi@huc.edu.vn
  • Website: http://huc.edu.vn/

4. Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa Du lịch Viện Đại Học Mở là một địa chỉ uy tín đào tạo ngành Du lịch hàng đầu của cả nước. Được thành lập ngày 01/12/1993, tính đến nay Khoa Du lịch đã gần 24 tuổi. Đối với một cơ sở đào tạo Đại Học, hơn hai mươi năm chưa phải là dài. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đào tạo cử nhân Du lịch, khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong những khoa Du lịch được thành lập đầu tiên của cả nước.

Về đội ngũ giảng viên, khoa có Hội đồng cố vấn là 3 GS, PGS với học vị tiến sĩ, 04 giáo viên vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh. Số giáo viên còn lại đều là thạc sĩ và có khả năng giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. 

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên trẻ trưởng thành nhanh chóng, có trình độ cả về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, trong đó hầu hết các giáo viên chuyên môn được mời giảng dạy tại các lớp tập huấn của dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và dự án có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ. 

Là một trường đào tạo uy tín trong ngành du lịch nhưng điểm chuẩn của trường cũng không quá cao, các ngành liên quan đến du lịch dao động trong khoảng 19 điểm đến 21 điểm (năm 2016), rất thích hợp với những bạn có học lực khá lựa chọn.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn và Hướng dẫn du lịch.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển các môn văn hóa từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 theo các khối A00, A01, D01.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Nhà B101, phố Nguyễn Hiền, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 38682321
  • Email: mhn@hou.edu.vn
  • Website: http://hou.edu.vn/

5. Khoa Du Lịch và Khách Sạn- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Du Lịch và Khách Sạn - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển, là một trong những cơ sở đầu tiên đào tạo về Quản lý kinh tế và kinh doanh Du lịch ở Việt Nam, được Tổng Cục Du Lịch ủy quyền đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Nhiều sinh viên của trường khi ra trường trở thành những cán bộ xuất sắc trong ngành quản lý du lịch cũng như các công ty lữ hành và khách sạn lớn.

Mục tiêu đào tạo của khoa là đào tạo cán bộ cho ngành du lịch nói chung và cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành nói riêng đảm bảo các yêu cầu: Có kiến thức rộng và vững chắc về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên sâu về Quản trị kinh doanh du lịch Lữ hành và Hướng dẫn du lịch, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp (tạo lập doanh nghiệp mới).

Tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm tại các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp du lịch quốc tế và nội địa, các văn phòng du lịch, đại lý du lịch các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, các điểm du lịch ở trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu kinh tế nói chung, du lịch nói riêng và các trường đào tạo về du lịch, làm hướng dẫn viên du lịch cho các công ty, hãng du lịch nội địa và quốc tế. Ngoài ra cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng và các trường đào tạo về du lịch. Điểm trúng tuyển vào khoa Du lịch của trường năm 2016 là điểm, các bạn nên cân nhắc lực học của bản thân nhé!.

Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển theo ngành và dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 theo các tổ hợp môn khối A00, A01, D01, D07.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 207, đường Giải phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: (84-24) 3628 0280 - Máy lẻ: 5941
  • Website: http://neu.edu.vn/

6. Khoa Khách sạn- Du lịch Trường Đại học Thương mại

Khoa Khách sạn- Du lịch thành lập ngày 26/12/1966 với tên gọi ban đầu là khoa Ăn uống công cộng, đến năm 1993 đổi thành tên gọi như hiện nay. Trong 50 năm qua, khoa Khách sạn - Du lịch đã đào tạo hơn 8.000 sinh viên và học viên chứng chỉ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực du lịch, kinh tế,... 

Các sinh viên sau khi ra trường phần lớn có việc làm ổn định. Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Đến nay khoa đã có 29 CBVC, trong đó PGS 3; Tiến sĩ 6; Thạc sĩ 7, số có trình độ sau đại học chiếm 55,17%. Điểm trúng tuyển vào khoa khách sạn - Du lịch của trường Đại Học Thương Mại năm 2016 là từ 20,75 điểm đến 21 điểm với các tổ hợp môn.

Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo từng tổ hợp bài thi/môn khối A00, A01, D01.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
  • Điện thoại: (024) 3764 3219
  • Fax: (024) 37643228
  • Email: mail@tmu.edu.vn
  • Website: https://tmu.edu.vn/

7. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được thành lập ngày 24/7/1972 (trường quốc gia đầu tiên đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngành du lịch). Với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và liên quan; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, người lao động trong ngành. 

Hàng vạn lao động, hàng trăm nhà quản lý được đào tạo từ mái trường này đã và đang phát huy rất tốt trong các cơ quan quản lý về du lịch, các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp du lịch. Là một trường có truyền thống và uy tín trong ngành du lịch nhưng điểm đầu vào của trường thường khá thấp rất phù hợp cho những bạn có học lực trung bình.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành quản trị chế biến món ăn), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc sử dụng kết quả học tập bậc THPT theo các khối D01, A00, A01,C01,...

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 236 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: (04)37560745; (04)37541936.
  • Website: http://www.htc.edu.vn/

8. Khoa Du Lịch - Đại Học Huế

Khoa Du lịch - Đại Học Huế là một đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Đại Học Huế được thành lập theo quyết định 020/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 14/01/2008 của giám đốc Đại Học Huế. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa du lịch đặc biệt chú trọng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trên cơ sở nguồn lực vững mạnh của Khoa và của Đại Học Huế “một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đầu mối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất ở Miền Trung”.

Được tách ra từ Trường Đại Học Kinh tế Huế, Khoa Du lịch - Đại Học Huế đã có 13 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành du lịch và đang từng bước khẳng định năng lực đào tạo của khoa. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành khoa du lịch đang tăng cường mở rộng các quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu với nhiều tổ chức cơ quan trong và ngoài nước, thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với các Đại Học có uy tín quốc tế. Điểm trúng tuyển của Khoa Du Lịch- Đại Học Huế năm 2016 cao nhất là 18,5 điểm rất phù hợp cho những bạn có học lực trung bình và khá.

Chuyên ngành: Du lịch học (Kinh tế du lịch, Quản lí lữ hành và hướng dẫn du lịch); Quản trị kinh doanh (các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh du lịch, Tổ chức và quản lí sự kiện, Truyền thông và marketing du lịch dịch vụ, Thương mại điện tử du lịch dịch vụ).

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo các khối D01, A00, A01,C01,C00,...

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 22 đường Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế.
  • Điện thoại: 0234.3897744
  • Email: hat@hueuni.edu.vn
  • Website: http://hat.hueuni.edu.vn

9. Bộ môn Du Lịch -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - TPHCM

Bộ môn Du lịch được thành lập từ năm 1991, nay trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau một chặng đường dài liên tục phát triển, để phù hợp với nhu cầu thực tế về đào tạo và nghiên cứu, từng bước bộ môn du lịch được chính trở thành thành bộ môn độc lập. Bộ môn du lịch đã được phép của Đại Học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chính thức đào tạo cử nhân du lịch và đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam ủy nhiệm đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch dành cho các đối tượng có nhu cầu xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Bộ môn Du Lịch thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu đào tạo nhân lực du lịch cho cả nước và hướng tới hội nhập thị trường khu vực ASEAN; cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực du lịch; cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản lý và phát triển du lịch. Điểm chuẩn của các tổ hợp môn xét tuyển vào bộ môn du lịch năm 2016 lần lượt : C00 là 24.25 điểm ;D01 là 22.5điểm ;D14 là 22,25 điểm.

Chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành, Quản trị Nhà hàng – Khách sạn – Resort.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia theo các tổ hợp khối C00;D01;D14.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Phòng A.220 số 10-12 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028.3829 3828 - 180
  • Fax: 028. 3822 1903
  • Email: dulich@hcmussh.edu.vn
  • Website: http://dulich.hcmussh.edu.vn

10. Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học TPHCM

Nắm bắt xu thế phát triển của xã hội và nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực, Khoa Du lịch - Khách sạn trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 01/2003 góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch trên toàn quốc, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ đại học và có thể sử dụng ngoại ngữ trong môi trường làm việc trong nước và nước ngoài.

Trong quá trình đào tạo Khoa Du lịch-Khách sạn đặt trọng tâm là: Sinh viên theo học có đủ kiến thức và kỹ năng quản trị các nghiệp vụ chuyên môn du lịch, khách sạn để hoạt động trong lĩnh vực du lịch - khách sạn trong và ngoài nước, có đủ kiến thức về các hoạt động lữ hành, tổ chức thiết kế tour và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để hoạt động thành công trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước. Khoa Du lịch - Khách sạn đặt trọng tâm vào việc dùng ngoại ngữ làm công cụ giảng dạy ngành nghề nhằm đào tạo cho sinh viên kiến thức và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và tự tin trong môi trường quốc tế.

Bên cạnh những kiến thức được cung cấp trên giảng đường, Khoa Du lịch - Khách sạn còn giúp sinh viên có được những kiến thức thực tế. Điểm trúng tuyển vào khoa du lịch - khách sạn năm 2016 là 18 điểm phù hợp với những bạn có học lực khá.

Chuyên ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017 và xét tuyển theo kết quả học tập THPT năm lớp 12 đối với tất cả các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy theo các tổ hợp môn khối A01, D01,D14,D15.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 155 đường Sư Vạn Hạnh (ND), phường 13, quận 10, TP.HCM
  • Điện thoại: (+84 8) 38 632 052 - 38 629 232
  • Fax: (+84 8) 38 650 991
  • Email: contact@huflit.edu.vn
Xem thêm: 

6 Loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam

Du lịch Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển. Có rất nhiều trường đào tạo về du lịch và các dịch vụ liên quan. Các địa danh nổi tiếng dần thu hút nhiều hơn lượng du khách nước ngoài tới tham quan. Các công ty lữ hành mọc lên như nấm.... Vì thế, nhiều loại hình du lịch cũng được áp dụng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Du lịch Việt Nam

6 Loại hình du lịch phổ biến

Dưới đây là một số loại hình du lịch được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay:

1. Du lịch tham quan

Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam. Việt Nam có được  sự đa dạng và phong phú của yếu tố tự nhiên. Danh lam thắng cảnh trải đều ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Những điểm du lịch nổi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang…

 2. Du lịch văn hóa

Du lịch lễ hội, du lịch hoa: điển  hình như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương, hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế.

 3. Du lịch ẩm thực

Những bữa tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều kiện tự nhiên…

 4. Du lịch xanh

Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng thời có thể phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia.

Du lịch sinh thái: các khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt Nam có thể kể đến như Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cát Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ…

Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi – Hòa Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…

5. Du lịch MICE

Loại hình du lịch này theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thỏa, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nẵng…  Mice là dạng du lịch tập thể dành cho các doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, còn có các loại hình du lịch như : du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo…,

6. Teambuilding

Teambuiding tour kết hợp du lịch tham quan, nghĩ dưỡng với các chương trình Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết, tập thể, loại hình du lịch này đang được nhiều doanh nghiệp, công ty “đặt hàng” nhằm nâng cao vai trò đoàn kết giữa các nhân viên với nhau.  

Hướng dẫn viên du lịch là gì?

Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa cũng như thiên nhiên của một vùng cụ thể được các cơ quan liên quan công nhận. Nói cách khác, hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến (điểm tham quan) thông qua chuyến đi và bài thuyết minh.

Một số khái niệm về hướng dẫn viên du lịch

  • Hướng dẫn viên đang thuyết minh trên xe ôtô
  • Hướng dẫn viên đón khách tại điểm tham quan
  • Hướng dẫn viên Quốc tế (international guide)
  • Hướng dẫn viên trong nước (domestic guide)
  • Hướng dẫn viên chuyên nghiệp (tour guide)
  • Hướng dẫn viên suốt tuyến (tour leader / long - distance guide)
  • Hướng dẫn viên từng chặng / địa phương (local guide)
  • Hướng dẫn viên tại điểm (on-site guide)
  • Hướng dẫn viên di tích (heritage guide)
  • Hướng dẫn viên thành phố (city guide)
  • Hướng dẫn viên cộng tác viên (step-on guide)

Yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch

Điều kiện tiên quyết để hành nghề Hướng dẫn viên là phải có thẻ hướng dẫn. Theo luật du lịch, nếu hướng dẫn viên không có, không đeo hoặc cho mượn thẻ hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt nặng. Thứ yếu là hướng dẫn viên phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức, ngoại ngữ thật vững và một bản lĩnh nghề nghiệp để sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống phát sinh nào trong suốt thời gian dẫn tour. Đối với nghề nghiệp, hướng dẫn viên không được cung cấp những thông tin lệch lạc, vi phạm chính trị. Đối với du khách thì không được trễ giờ hay sai hẹn. Một quy định "bất thành văn" đối với hướng dẫn viên du lịch là không được say xe. Ngoài ra, hướng dẫn viên còn phải hiểu, biết nhiều Luật khác nhau, đặc biệt là Luật Du lịch để hướng dẫn cho du khách quốc tế thực hiện đúng luật pháp địa phương - nơi du khách đến du lịch.

Vai trò, nhiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch có thể là người đại diện cho chính phủ giới thiệu với du khách về văn hóa, lịch sử... của đất nước mà du khách đến tham quan. Đối với tour du lịch về lịch sử, HDV đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tái hiện lại phần nào lịch sử thông qua bài thuyết minh, đặc biệt khi vết tích chiến tranh không còn lại nhiều. Bài thuyết minh và cách diễn đạt của HDV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chương trình tour. Nói cách khác, vai trò của HDV là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại, sống còn đối với một chương trình du lịch, nhất là những chương trình tour về lịch sử.

Hướng dẫn viên du lịch là người có điều kiện gặp gỡ nhiều người. Nhờ có vai trò của hướng dẫn viên mà du khách có được những giây phút thoải mái và thông qua chuyến đi, hình ảnh điểm đến được du khách biết đến thông qua chuyến đi.

Đạo đức nghề nghiệp của một hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên tuyệt đối không được lợi dụng sự bỡ ngỡ của du khách để "vòi tiền" hay "ăn chặn" tiền của họ vì điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân hướng dẫn viên mà còn làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của đất nước, nơi du khách đã đến tham quan.

Nguồn: Wikipedia

Tìm hiểu về hình thức du lịch Y Tế

Du lịch y tế có nguồn gốc phát triển từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, gần đây du lịch y tế đã trở thành một ngành dịch vụ mới nổi trên phạm vi toàn cầu. Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services - GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), và đang phát triển theo 3 loại hình chính.

Du lịch y tế

Lịch sử phát triển của loại hình du lịch y tế

Lịch sử du lịch y tế đã diễn ra trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong thời kỳ này, du lịch y tế bắt đầu với sự xuất hiện của các spa và nơi nghỉ dưỡng sức khỏe, nơi có suối nước khoáng nóng và các phòng tắm cực kỳ nổi tiếng. Truyền thuyết cho rằng phòng tắm được cho là nơi thiêng liêng và kết nối mọi người với các vị thần của họ.

Cho đến thế kỷ 19, hầu hết tín ngưỡng tôn giáo về phòng tắm đã giảm xuống và được thay thế bằng tắm suối nước nóng, chủ yếu dành cho thủy trị liệu. Thủy trị liệu được nhiều khách du lịch biết đến để chữa nhiều loại bệnh, cụ thể là bệnh thấp khớp và bệnh thần kinh.

Trong thế kỷ 20, du lịch y tế đã được biết đến rộng rãi trên thế giới. Thế kỷ này được xem là thế kỷ của sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch y tế. Các quốc gia như Brazil đã tạo ra các đặc sản của riêng họ trong lĩnh vực y tế. Jamaica hoặc Cuba đã trở nên nổi tiếng về các thủ thuật làm đẹp vì họ là chuyên gia về các thủ thuật đó ở các nước Latin. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự mở rộng của du lịch y tế từ Bắc Mỹ đến Châu Âu và Châu Á.

Trong thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia đã tham gia du lịch y tế một cách tích cực. Trong số các hoạt động liên quan đến du lịch, khách du lịch ở lại ít nhất một đêm tại một nơi với mục đích duy trì, cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe thông qua các can thiệp chăm sóc y tế. Du lịch y tế trong thế kỷ 21 không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành với quy mô rộng lớn, nổi bật và độc lập với ngành du lịch. Nguyên nhân chính của phát triển du lịch y tế là do chi phí điều trị tại nơi đến du lịch thấp hơn hoặc thiếu các phương pháp điều trị tại các nước bản địa. Một nghiên cứu (2016) cho thấy 40% bệnh nhân đi du lịch nước ngoài để điều trị là do muốn sử dụng các công nghệ y khoa tiên tiến ở nước sở tại, trong khi đó, 32% tìm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, 15% vì thời gian chờ đợi lâu hơn ở nước sở tại, và 9% khách du lịch đi du lịch nước ngoài là do chi phí y tế ở nước đến du lịch thấp hơn.

Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO):

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch y tế đã phát triển với tốc độ và quy mô vô cùng mạnh mẽ như một ngành công nghiệp mới trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Châu Á, du lịch y tế đang mở rộng và phát triển nhanh, các quốc gia đang cạnh tranh mạnh mẽ thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Hiện nay, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2016), nhiều nước đã và đang tập trung nguồn lực để phát triển du lịch y tế như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về du lịch y tế đã cho thấy ý nghĩa đặc biệt của nó đối với kinh tế, về cung và cầu, những thuận lợi và bất lợi của sự phát triển du lịch y tế đối với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Hiệp hội Du lịch Y tế (2017) định nghĩa du lịch y tế là một quá trình đi du lịch ra ngoài quốc gia cư trú với mục đích được điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Điều này phù hợp với định nghĩa được cung cấp bởi Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), trong đó một trong những phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS là tiêu dùng ở nước ngoài, theo đó người tiêu dùng dịch vụ (cụ thể là khách du lịch hoặc bệnh nhân) di chuyển đến lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo mong đợi.

3 loại hình du lịch y tế phổ biến hiện nay

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã tăng tốc trong nỗ lực phát triển du lịch y tế, từ đầu tư công nghệ đến sự công nhận các bệnh viện đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phù hợp để triển khai du lịch y tế. Ở thời điểm hiện nay, các quốc gia Châu Á đang dẫn đầu thu hút khách du lịch y tế như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, bên cạnh đó một vài quốc gia ở Châu Âu và Mỹ Latinh như Romania và Costa Rica cũng đã vươn lên trong “top” đứng đầu bảng xếp hạng hàng đầu về du lịch y tế. Ngành công nghiệp đặc biệt này có cả yếu tố cung và cầu kích thích sự tăng trưởng của nó. Một số quốc gia như Columbia, Pakistan, Trung Quốc, Bôlivia và Brazil đang đẩy mạnh tiếp thị về hiến tạng, trong khi các nước Đông Nam Á đang tập trung vào phẫu thuật tim bên cạnh các spa và chăm sóc sức khỏe.

Quá trình phát triển ngành công nghiệp du lịch y tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay có thể xếp thành 3 loại hình khác nhau:

Du lịch y tế nội địa hay Du lịch y tế trong nước (domestic medical tourism)

Đây còn được gọi là du lịch y tế địa phương, là khi các cá nhân đi từ tỉnh, thành, tiểu bang này sang tỉnh, thành, tiểu bang khác trong cùng một quốc gia bản địa của mình để tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ban đầu, thuật ngữ "du lịch y tế nội địa" được sử dụng ở Mỹ, cho công dân Mỹ đi qua ranh giới tiểu bang hoặc từ thành phố này sang thành phố khác cho các mục đích chăm sóc y tế. Những lý do chính cho du lịch y tế trong nước là chi phí thấp hoặc tại địa phương cư trú không có kỹ thuật chăm sóc theo nhu cầu.

Lợi thế của du lịch nội địa là khoảng cách ngắn hơn và nhanh hơn so với du lịch y tế xuyên biên giới. Không chỉ vậy, du lịch y tế trong nước còn giúp hạn chế thất thoát ngoại tệ ra nước ngoài.

Du lịch y tế quốc tế hay Du lịch y tế xuyên biên giới (cross-border medical tourism)

Đây là loại hình này khá nổi tiếng trong các nước thuộc Liên minh Châu Âu, theo đó công nhân, người di cư và người về hưu sẽ đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để chăm sóc y tế. Loại hình du lịch y tế quốc tế này đòi hỏi khách du lịch phải đi một quãng đường dài hơn và mất nhiều thời gian hơn. Hầu hết tất cả các nước Châu Âu đều có hệ thống chăm sóc sức khỏe với độ bao phủ toàn dân ở mức độ cao, nhưng trong một số trường hợp, công dân Châu Âu có thể tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia thành viên EU khác. Đức, Tây Ban Nha, Hungary và Bỉ là nước cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và thu hút bệnh nhân từ nước ngoài đến điều trị. Ngày nay, thuật ngữ du lịch y tế xuyên biên giới đã được toàn cầu hóa thành thuật ngữ "du lịch y tế" và nó đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây và trở thành một ngành công nghiệp đặc biệt trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển.

Du lịch y tế  đang mở rộng nhanh chóng đặc biệt là ở khu vực Châu Á, nơi các quốc gia đang cạnh tranh thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Ở hầu hết các quốc gia phát triển như Anh, người dân không đủ khả năng với mức chi phí điều trị cao sẽ có các lựa chọn tốt hơn với chi phí điều trị y tế thấp hơn ở các nước Châu Á như Malaysia và Thái Lan. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đến được nhiều khách du lịch theo đuổi nhất nhờ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sự sẵn có của y học cổ truyền.

Du lịch y tế “Diaspora” 

Diaspora - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “διασπορά”, có nghĩa là sự di trú của một nhóm người, có cùng nguồn gốc dân tộc, khỏi vùng đất định cư hay vùng đất tổ tiên. Đây là loại hình du lịch y tế đặc biệt dành riêng cho những người có mối liên hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối liên hệ gia đình tại nước đến để du lịch y tế. Diaspora có thể bao gồm: kết hợp thăm gia đình, du lịch di sản văn hoá, du lịch y tế, du lịch kinh doanh. Loại hình du lịch y tế này thường được sử dụng bởi thế hệ người nhập cư đầu tiên hoặc thứ hai và họ có điều kiện đi du lịch trong nước hoặc quốc tế. Ví dụ, du lịch y tế Diaspora được thực hiện bởi ủy ban người nước ngoài Somalia ở Hoa Kỳ nơi họ tài trợ cho các bệnh nhân được điều trị ở Đức. Thường gặp hơn là du lịch y tế “Diaspora” được thực hiện trong xã hội có chung sự tương đồng về môi trường văn hoá, gia đình, ngôn ngữ và có kỳ vọng thấp hơn so với các loại hình khác về chăm sóc sức khoẻ.

Malaysia hiện đang dẫn đầu châu Á về loại hình du lịch y tế “Diaspora” này, đặc biệt là thu hút khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông.

Top 10 quốc gia đứng đầu về du lịch y tế

Ngày nay, nhiều kỹ thuật điều trị từ phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa, đến phẫu thuật chỉnh hình với chất lượng cao có thể tìm thấy tại nhiều cơ sở y tế khác nhau của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo hãng truyền thông du lịch y tế của Mỹ, dưới đây là “top” 10 quốc gia là được chọn là điểm đến tốt nhất của khách du lịch để được cung ứng các dịch vụ y tế:

(1) Ấn Độ

Chăm sóc sức khoẻ tại Ấn độ sẽ tiết kiệm cho khách du lịch y tế từ 65% đến 90% số tiền bỏ ra nếu so sánh với chi phí dịch vụ y tế tương tự tại Mỹ, điều này đã làm cho Ấn Độ là một trong những quốc gia được khách du lịch y tế thăm viếng nhiều nhất.

Khách đến Ấn Độ không những vì chất lượng và khả năng cung ứng các dịch vụ y tế mà còn vì Ấn Độ có nhiều cảnh quan và kiến trúc đẹp thu hút khách du lịch.

Nhiều bệnh viện tại Ấn Độ đã được công nhận chất lượng bởi các tổ chức quốc tế có uy tín như NABH và JCI. Một số bệnh viện tư tại Ấn Độ tổ chức đón khách du lịch ngay tại sân bay đưa về bệnh viện, phục vụ wifi miễn phí và đầu bếp riêng. Ngoài ra, tại Ấn Độ, thời gian chờ để làm các phẫu thuật gần như bằng 0, bệnh nhân được can thiệp ngay sau khi chẩn đoán được xác định.

(2) Brazil

Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đánh giá Brazil là quốc gia có hệ thống y tế tốt nhất của khu vực Châu Mỹ la tinh. Brazil có 43 bệnh viện được công nhận chuẩn chất lượng của JCI và tự hào là có đội ngũ phẫu thuật viên giỏi tầm cỡ quốc tế.

Brazil là trung tâm của phẫu thuật thẫm mỹ, là nước đứng hàng thứ ba được khách có nhu cầu phẫu thuật thẫm mỹ chọn lựa, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Với chất lượng cao và chi phí cho phẫu thuật thẩm mỹ ở quốc gia được cho là phải chăng nên được nhiều khách du lịch chọn làm điểm đến.

Florianopolis và Sao Paulo là 2 thành phố có nhiều đổi mới về hệ thống y tế với nhiều công nghệ y tế tiên tiến. Chi phí cho các dị ch vụ y tế tại Brazil thấp hơn Mỹ từ 20% đến 30%.

(3) Malaysia

Malaysia đã giành giải nhất Giải thưởng của Tạp chí du lịch y tế quốc tế vào năm 2015 và 2016. Malaysia được đánh giá là một trong quốc gia có hệ thống y tế tốt nhất ở khu vực Đông Nam á.

So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Malaysia thấp hơn từ 65% đến 80%. Nhiều bệnh viện tại Malaysia cung cấp các phòng tiêu chuẩn 5 sao như ở khách sạn, thậm chí có hồ bơi, có phục vụ thuỷ trị liệu.

Tại sân bay quốc tế Penang và các sân bay khác ở Kuala Lumpur, công ty du lịch y tế cung cấp các dịch vụ trợ giúp tạo sự thoải mái cho khách du lịch y tế khi đến Malaysia.

(4) Thái Lan

Thái lan là quốc gia ở khu vực Đông Nam á có nhiều bệnh viện nhất đã được công nhận chuẩn chất lượng quốc tế JCI, thu hút số lượng lớn khách du lịch y tế hàng năm.

Thái lan nổi tiếng trong cung ứng các dịch vụ y tế về nha khoa, thẩm mỹ và da liễu. Bệnh viện Bumrungrad tại Bangkok hàng năm thu hút trên 400.000 khách du lịch y tế. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Thái lan thấp hơn từ 50% đến 75%.

(5) Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ là một đối thủ mạnh của các quốc gia muốn phát triển du lịch y tế. Họ tự hào là thời gian chờ tại các cơ sở y tế bằng 0, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng và chi phí hợp lý. Thổ Nhĩ Kỳ có thế mạnh trong phẫu thuật cấy ghép, xạ trị ung thư, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thần kinh và y học gen. Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ có giảm giá cho khách du lịch y tế. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Thổ Nhĩ Kỳ  thấp hơn từ 50% đến 65%.

(6) Mexico

Quốc gia này nổi tiếng với văn hoá phong phú, ẩm thực ngon và nghệ thuật độc đáo. Mexico có 98 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận chất lượng và 7 bệnh viện được công nhận chuẩn chất lượng JCI. Các bệnh viện Mexico nổi tiếng nhất về cung cấp các dịch vụ nha khoa và thẩm mỹ. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Mexico  thấp hơn từ 40% đến 65%.

(7) Costa Rica

Quốc gia Trung Mỹ này đã chiếm vị trí cao về chất lượng của nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ, trên cả Canada và Mỹ liên tục trong vài năm gần đây. Mexico đang tạo dựng thương hiệu trong lĩnh vực phẫu thuật mắt, điều trị ung thư và phẫu thuật chỉnh hình.

Trang trại CheTica tại San Jose cung cấp những kỳ nghỉ phục hồi sức khoẻ lạ mắt gây thích thú cho khách du lịch y tế, khách du lịch y tế sẽ được các y tá có kỹ năng cao phục vụ các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Costa Rica thấp hơn từ 40% đến 65%.

(8) Đài Loan – Trung Quốc

Đài Loan bắt đầu chú trọng phát triển du lịch y tế những năm gần đây, họ có thế mạnh về tim mạch và phẫu thuật chỉnh hình. Bệnh viện Đại học quốc gia Đài Loan tự hào là nơi triển khai kỹ thuật ghép thận đầu tiên ở Châu Á. Ca ghép gan đầu tiên cho trẻ em tại Châu Á cũng được thực hiện tại Bệnh viện Chang Gung của Đài Loan, cho đến nay đã thực hiện được 400 ca. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Đài Loan thấp hơn từ 45% đến 55%.

(9) Hàn Quốc

Bệnh viện cột sống Wooridul tại Seoul là một trong những bệnh viện hàng đầu về phẫu thuật cột sống với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, hàng năm phẫu thuật cho 20.000 trường hợp bệnh lý về cột sống. Bệnh viện này cũng cung cấp các tiện ích tốt nhất cho cả người bệnh và thân nhân người bệnh, như cả giường nghĩ cho người đi cùng bệnh nhân. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Hàn Quốc  thấp hơn từ 30% đến 45%.

(10) Singapore

Singapore luôn được TCYTTG đánh giá là quốc gia có hệ thống y tế đứng đầu các nước Châu Á. Theo Bloomberg, hệ thống y tế Singapore đứng hàng đầu trên thế giới vào năm 2014, đứng hàng thứ hai vào năm 2016.

Bệnh viện Gleneagles là một trong những bệnh viện tốt nhất hiện nay ở Singapore. So với giá về các dịch vụ y tế tại Mỹ thì chi phí y tế tại Singapore thấp hơn từ 25% đến 40%.

Nguồn: Medinet